PAS 320:2023

PAS 320:2023

Thiết lập và duy trì văn hóa an toàn thực phẩm của doanh nghiệp – Hướng dẫn

Thiết lập và duy trì văn hóa an toàn thực phẩm của doanh nghiệp – Hướng dẫn

Red Overlay
PAS 320:2023
PAS 320:2023
Red Overlay

Tìm hiểu cách lồng ghép văn hóa an toàn thực phẩm

Thấm nhuần văn hóa an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp ngành thực phẩm

Thực trạng và tại sao cần có văn hóa an toàn thực phẩm?

Trong lĩnh vực thực phẩm, ai cũng hiểu rằng văn hóa an toàn thực phẩm vững mạnh có ý nghĩa quan trọng vì hầu hết các sự cố và thu hồi đều do lỗi của con người. Do đó, cộng đồng an toàn thực phẩm quốc tế đã hợp tác để đưa ra một báo cáo  chuyên môn xác định văn hóa an toàn thực phẩm và các thành phần quan trọng của nó. Công việc này đã được cụ thể hóa các nội dung trình bày vào một tài liệu đồng thuận mới – PAS 320:2023 – được thiết kế để đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho tất cả các tổ chức thực phẩm về một nền văn hóa an toàn thực phẩm tốt sẽ trông như thế nào.

 

PAS 320:2023 bao gồm những gì?

PAS 320:2023 đưa ra hướng dẫn về việc nhận biết và duy trì văn hóa tích cực về an toàn thực phẩm trong bất kỳ tổ chức thực phẩm nào, bất kể quy mô hoặc loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm mô hình trưởng thành về văn hóa an toàn thực phẩm mà dựa vào đó các tổ chức có thể đánh giá mức độ trưởng thành của họ.

PAS 320:2023 cũng bao gồm các điều kiện tiên quyết để xác định và phân loại văn hóa tổ chức, đồng thời cung cấp các nghiên cứu điển hình chứng minh "ma trận trưởng thành" và cung cấp các ví dụ thực tế mà các tổ chức thực phẩm có thể triển khai áp dụng.

 

Tại sao nên sử dụng PAS 320:2023?

  • PAS 320:2023 cung cấp một hướng dẫn thiết thực để tổ chức thấm nhuần văn hóa an toàn thực phẩm, mang lại lợi ích cho các tổ chức thực phẩm
  • Nó có thể giúp thúc đẩy các phương pháp tối ưu thông qua lĩnh vực thực phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm
  • Nó cung cấp một mô hình trưởng thành mà dựa vào đó các tổ chức có thể đo lường mức độ trưởng thành của chính họ và thực hiện các thay đổi tương ứng
  • Nó có thể giúp tăng niềm tin của khách hàng đối với một tổ chức thực phẩm
  • Nó có thể giúp các tổ chức thực phẩm cải thiện quản lý rủi ro
  • Nó góp phần vào Mục tiêu Phát triển Bền vững 2 của Liên hợp quốc về an ninh lương thực và Mục tiêu 3 về sức khỏe và hạnh phúc tốt cho tất cả mọi người