Tất cả chúng ta đều sống và làm việc trong môi trường kỹ thuật số. Các sản phẩm, dịch vụ và cơ sở vật chất được cung cấp và kích hoạt bởi công nghệ kỹ thuật số xuyên ranh giới và biên giới để tác động đến cuộc sống của tỷ lệ cao dân số thế giới. Điều này phản ánh một trong những đặc điểm chính của ngành thực phẩm; mọi người đều cần đến và dựa vào công nghệ.
Phần lớn những điều này cũng đúng khi nói về các tiêu chuẩn. Phần lớn bị che khuất khỏi tầm nhìn của công chúng, tiêu chuẩn hóa đã phát triển trong hơn 100 năm qua như một phần cơ bản, không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của thế giới. Các tiêu chuẩn thường được phát triển bởi các nhóm chuyên gia chủ đề, đại diện cho nhiều người tham gia trên các thị trường đa dạng (bao gồm cả người tiêu dùng cuối), hoạt động ở cả cấp quốc gia và quốc tế.
Cung cấp thực phẩm số hóa
Môi trường kỹ thuật số đang chuyển đổi các quy trình liên quan đến sản xuất và phân phối thực phẩm. Từ máy móc nông trại dùng vệ tinh để điều khiển đến bao bì thân thiện với môi trường, công nghệ kỹ thuật số đang giúp giảm chi phí, nâng cao độ tin cậy và mở ra chân trời mới. 'Công Nghiệp 4.0', đôi khi được dùng để gọi xu hướng này, có ít giới hạn đối với ứng dụng thực tế, nhưng các tiêu chuẩn là điều cần thiết để đảm bảo tính tương thích, tích hợp và sự hiểu biết và kỳ vọng được chia sẻ rộng rãi.
Với dự báo dân số toàn cầu sẽ tăng thêm 2 tỷ người trong 30 năm tới, cùng với kỳ vọng gia tăng hợp pháp của các cộng đồng nghèo nhất, do vậy sản xuất lương thực đáng tin cậy và bền vững (và phân phối hiệu quả) cần phải tăng gấp đôi trong thời gian đó. Điều này đòi hỏi sự đổi mới, trí tưởng tượng và đầu tư. Các tiêu chuẩn được cải tiến để phản ánh sự phát triển về công nghệ và thị trường và cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển đó. Tích hợp một hệ thống tiêu chuẩn hóa có thể thích ứng và linh hoạt vào hành trình từ ý tưởng đến kệ bán lẻ là một cách tiếp cận thú vị, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí để đạt được sự uy tín của sản phẩm, khuyến khích hỗ trợ tài chính và được thị trường chấp nhận.
Có một sự chuyển dịch trong các tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực hướng tới các giải pháp kỹ thuật số, đôi khi được gọi là SMART - Ngữ Nghĩa, Áp Dụng Máy Móc, Có Thể Đọc và Có Thể Chuyển Giao. Theo truyền thống, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đã sử dụng kết hợp công nghệ từ thiết bị “tương tự” được nâng cấp đến thiết bị “thông minh” công nghệ cao trên khắp các địa điểm sản xuất và chuỗi cung ứng ngược dòng và xuôi dòng. Do đó, thiết lập khả năng tương tác là rất quan trọng để đảm bảo sản xuất liền mạch và tiết kiệm tài nguyên và công sức. Đối với vấn đề này và các vấn đề xung quanh sự tin cậy dữ liệu, thì các tiêu chuẩn (ở mọi định dạng bao gồm cả kỹ thuật số) có thể cung cấp các giải pháp cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Ví dụ, minh bạch dữ liệu có thể mang lại những lợi ích đáng kể về xuất xứ, nhưng các câu hỏi thường được đặt ra về ai là người nhập dữ liệu, ai kiểm soát dữ liệu và cách dữ liệu được giữ an toàn khỏi những kẻ có thể có ý gây hại hoặc xâm phạm đến sự an toàn. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể được tìm thấy trong việc phát triển các tiêu chuẩn để cho phép quản lý dữ liệu một cách chặt chẽ, với các tiêu chuẩn được đề ra trong tương lai để tập hợp các thông số cụ thể cho các sản phẩm khác nhau cùng với các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng dữ liệu.
Các bên liên quan cần có khả năng tin tưởng vào các chuỗi cung ứng thực phẩm và chất lượng dữ liệu được sử dụng, do đó đây là một vấn đề chính đang được các nhà phát triển tiêu chuẩn thảo luận. Ví dụ, ủy ban ISO về Dữ Liệu Công Nghiệp (ISO/TC 184/SC 4) đang xem xét nhiều khía cạnh của chất lượng dữ liệu trong các tiêu chuẩn như nhiều phần của ISO 8000 về chất lượng dữ liệu. Sau cùng, nếu có điều gì đó sai sót trong dữ liệu, thì những thiệt hại có thể vô cùng lớn - như câu chuyện về Mars Climate Orbiter, trong đó một giá trị trong một tệp kỹ thuật số bị giải thích sai đồng nghĩa với việc tàu vũ trụ không thể tồn tại trong bầu khí quyển của sao Hỏa. Sự cố này cũng chân thực không kém câu chuyện tưởng tượng về Buttercup, sinh vào tháng 3 năm 2019, được tiêm chủng và chế độ ăn uống theo quy định, sau đó giết mổ và đưa vào chuỗi thực phẩm vào tháng 11 năm 2019. Tất cả hồ sơ về vòng đời của Buttercup đều được cập nhật và lưu trữ trong một chuỗi khối: nhưng Buttercup không phải là một con bò mà là một con lợn, và dữ liệu được nhập sai (vô tình hoặc cố ý) có thể dẫn đến thiệt hại về sự tin cậy. Và, ngay cả khi không mất mát nghiêm trọng như cả một con tàu vũ trụ bị phá hủy, nhưng nếu dữ liệu chuỗi cung ứng thực phẩm bị sai sót, thì sẽ không thể đạt được khả năng tương tác và đảm bảo khách hàng.
Tiêu chuẩn về thực phẩm
Một số ví dụ về các tiêu chuẩn đã và đang được áp dụng trong lĩnh vực thực phẩm là các công cụ có thể đã quen thuộc với quý vị, chẳng hạn như PAS 7000 về quản lý rủi ro chuỗi cung ứng giúp các tổ chức thiết lập mô hình thông tin chuỗi cung ứng để các nhà cung cấp có thể chứng minh thông tin của họ một cách nhất quán. Tiêu chuẩn này có thể được chuyển đổi thành dạng kỹ thuật số trong tương lai để sử dụng trong các hệ thống mới hiện có. Một tiêu chuẩn thú vị khác từ góc độ nội dung là PAS 96 giúp giải quyết vấn đề bảo quản thực phẩm và đồ uống. Về an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chính khác cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như ISO 14001 về quản lý môi trường và ISO 50001 về quản lý năng lượng (giúp các địa điểm giảm phát thải CO2 và chi phí bằng cách cải thiện cách thức hoạt động). Tất cả các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý này đều cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời cho doanh nghiệp để giao dịch hiệu quả với các đối tác trên toàn cầu và, trong khi chúng có thể được chuyển đổi để sử dụng dưới dạng kỹ thuật số, chúng cũng có thể được chuyển đến các tổ chức theo cách phù hợp hơn nhiều trong tương lai cùng với sự khám phá, giải thích và các công cụ thích ứng. Các tiêu chuẩn này hiện đã rất phù hợp với môi trường kỹ thuật số khi giúp hợp lý hóa các quy trình và thực tiễn. Về bản chất chung, chúng có thể được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm cũng như cho các ngành công nghiệp ô tô hoặc hàng không. Một ví dụ quen thuộc khác là Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001 đã có tác động thay đổi đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Các tiêu chuẩn đồng thuận quốc tế được phát triển, chuyển giao và áp dụng với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số không ngừng phát triển, giúp đảm bảo cách tiếp cận nhất quán và áp dụng vào thực tiễn tốt nhất, đồng thời cung cấp cơ sở hợp lý để chia sẻ kỳ vọng và xây dựng lòng tin. Trong thời đại kỹ thuật số này, chúng giúp bạn tạo niềm tin với đội ngũ nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp của bạn. Và ở những nơi mà chúng chưa phải là một phần không thể thiếu đối với các công nghệ số hóa, chúng có thể sẽ sớm trở thành như vậy.
Sara Walton là Trưởng Phòng Thực Phẩm (Tiêu Chuẩn) của BSI, một Tổ Chức Phát Triển Tiêu Chuẩn Quốc Tế và Cơ Quan Tiêu Chuẩn Quốc Gia của Vương Quốc Anh. Bà có hơn 10 năm kinh nghiệm về tiêu chuẩn hóa, làm việc với các bên liên quan đại diện và các ủy ban hàng đầu của Vương Quốc Anh về chất lượng, an toàn thực phẩm, sức khỏe và an toàn lao động, đưa ra các giải pháp về tiêu chuẩn thực tế trong các lĩnh vực mà chính phủ, các ngành công nghiệp và xã hội dân sự quan tâm.
Bài báo được xuất bản lần đầu trên Food Safety®.